QUY TẮC



CHƯƠNG 1: QUY TẮC CHUNG

( Tên gọi )

Điều 1: Tổ chức pháp nhân này gọi là NPO V Heart

( Trụ sở)

Điều2: Tổ chức pháp nhân này đặt trụ sở chính ở Thành phố Osaka, tỉnh Osaka.

( Mục đích hoạt động)

Điều 3: Tổ chức pháp nhân này có mục đích đóng góp cho sự phát triển về phúc lợi, giáo dục, tiến hành các hoạt động viện trợ cho sự tự lập và giáo dục trẻ em và người khuyết tật của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Việt Nam).

( Hình thức hoạt động)

Điều 4: Để đạt được mục đích như điều khoản ghi trên, Tổ chức pháp nhân này tiến hành các hoạt động phi lợi nhuận dưới các hình thức đặc định sau:

(1) Hoạt động hợp tác quốc tế( “Luật xúc tiến các hoạt động phi lợi nhuận đặc định”( gọi tắt là “ Luật”), điều 2,khoản 9, bảng khác)

(2) Viện trợ, tư vấn, liên lạc liên quan đến các hoạt động và điều hành đoàn thể thực hiện các hoạt động nêu trên( điều 2,mục 12 bảng khác)

(Nội dung công việc )

Điều 5: Để đạt được mục tiêu ở Điều 3, Tổ chức pháp nhân này tiến hành những công việc sau:

• Công việc liên quan đến những hoạt động phi lợi nhuận đặc định:

• Viện trợ cho các hoạt động liên quan đến giáo dục trẻ em khuyeát tật ở Việt Nam

• Viện trợ cho sự tự lập của người khuyết tật Việt Nam

• Viện trợ cho hoạt động liên quan đến phúc lợi cho trẻ em và người khuyết tật ở Việt Nam

• Những công việc khác nhằm đạt được mục đích của Tổ chức pháp nhân này.



CHƯƠNG 2: HỘI VIÊN

( Phân loại)

Điều 6: Hội viên của Tổ chức pháp nhân này có 2 loại. Hội viên chính thức trên pháp luật là nhân viên của Tổ chức:

• Hội viên chính thức: Là những tổ chức và cá nhân tán thành với mục đích hoạt động của Tổ chức này và đã gia nhập vào Tổ chức.

• Hội viên hỗ trợ: Là những tổ chức và cá nhân đã gia nhập Tổ chức nhằm hỗ trợ các hoạt động của Tổ chức

( Gia nhập Tổ chức)

Điều 7: Gia nhập Tổ chức với tư cách là hội viên chính thức phải nộp Đơn xin gia nhập cho người đại diện điều hành Tổ chức, và được sự thừa nhận của người đại diện điều hành đó.

Ngoại trừ lý do không chính đáng,người đại diện điều hành sẽ công nhận là hội viên chính thức. Trong trường hợp không thừa nhận việc gia nhập Tổ chức, phải thông báo lý do cho người nộp đơn bằng văn bản cụ thể.

2. Hội viên hỗ trợ là người nộp hội phí theo quy định cụ thể riêng.

( Hội phí và Phí gia nhập hội)

Điều 8: Hội viên chính thức phải nộp Hội phí và Phí gia nhập hội theo quy định trong Cuộc họp toàn thể .

2. Hội viên hỗ trợ phải nộp Hội phí và Phí gia nhập hội theo quy định trong Cuộc họp toàn thể .

(Rút khỏi tổ chức)

Điều 9: Hội viên có thể nộp đơn xin ra khỏi Tổ chức cho người đại diện điều hành và tự rút khỏi tổ chức.

2. Trong các trường hợp sau, hội viên chính thức và hội viên hỗ trợ sẽ bị xem là người đã ra khỏi Tổ chức:

• Khi chính hội viên đó mất đi hoặc tổ chức mà người đó là thành viên chấm dứt hoạt động.

• Khi trì hoãn việc nộp hội phí liên tục trong 2 năm.

(Khai trừ )

Điều 10: Trong trường hợp hội viên thuộc vào một trong các mục dưới đây có thể gạch tên theo nghị quyết của Cuộc họp toàn thể. Trong trường hợp này, thành viên đó sẽ có cơ hội giải thích trước khi nghị quyết được đưa ra.

• Khi vi phạm quy định của Tổ chức.

• Khi có những hành động trái lại mục đích hoặc làm ảnh hưởng đến danh dự Tổ chức.

( Không trả lại tiền và vật phẩm đã góp)

Điều 11: Phí gia nhập hội, hội phí và những vật phẩm khác mà thành viên đã góp sẽ không hoàn trả lại với bất cứ lý do gì.



CHƯƠNG 3: NHÂN VIÊN CỦA TỔ CHỨC

( Phân loại)

Điều 12: Cơ cấu ủy viên tổ chức như sau:

(1) Ủy viên : từ 8 đến 15 người

(2) Giám sát : 2 người

Người điều hành sẽ là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.

2. Trong số những người điều hành,có một đến ba người sẽ là người đại diện ủy viên. Ngoài ra,có một người làm Trưởng ban văn phòng, một đến hai người là nhân viên của Ban văn phòng.

3. Những người điều hành và Giám sát sẽ được chọn trong cuộc họp của Tổ chức.

4. Người đại diện ủy viên, Trưởng ban văn phòng, nhân viên ban văn phòng sẽ được quyết định trên cơ sở bầu chọn giữa những ủy viên.

5. Trong số những nhân viên, mỗi người không có quá một người là vợ, chồng hay người thân trong tam thân ( cha con, vợ chồng, anh em) là nhân viên của Tổ chức. Hoặc số người thân của thành viên đó, của vợ ( hoặc chồng) của người đó không được chiếm quá một phần ba tổng số nhân viên của Tổ chức.

6. Người giám sát không được kiêm cả chức người điều hành hay viên chức khác của Tổ chức này.

( Chức vụ)

Điều 13: Người đại diện ban điều hành sẽ đại diện cho Tổ chức và tổng quản lý toàn bộ công việc.

2. Trưởng ban văn phòng sẽ bao quát toàn bộ công việc của Tổ chức dựa trên sự quản lý tổng thể của người đại diện ủy viên.

3. Nhân viên của Ban văn phòng sẽ hỗ trợ Trưởng ban văn phòng những công việc của tổ chức, dựa trên sự bao quát của Trưởng ban văn phòng, và là người có quyền thay thế giải quyết công việc khi Trưởng ban văn phòng vắng mặt.

4. Ủy viên thành lập ủy viên thực thi các công việc của tổ chức dựa theo nghị quyết của Ủy ban và Quy tắc.

5. Người giám sát sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

(1) Giám sát, kiểm tra tiến trình thực hiện công việc của những ủy viên.

(2) Giám sát, kiểm tra tình trạng tài sản của Tổ chức.

(3) Trong trường hợp phát hiện thấy những sự việc vi phạm điều lệ,pháp lệnh, hay những hành động bất chính liên quan đến tài sản, công việc của tổ chức theo kết quả khoản 2 ghi trên sẽ phải báo cáo kết quả cho Cơ quan chủ quản hay trước cuộc họp toàn thể.

(4) Triệu tập Cuộc họp toàn thể trong trường hợp cần thiết để báo cáo những điều trên.

(5) Tham vấn với ủy viên về tình trạng tài sản của Tổ chức cũng như việc điều hành hoạt động của họ.

( Nhiệm kỳ)

Điều 14: Nhiệm kỳ của nhân viên là khoảng thời gian từ Cuộc họp toàn thể này đến Cuộc họp toàn thể kế tiếp và có thể tái nhiệm.

2. Nhiệm kỳ của nhân viên được bổ nhiệm do tăng số lượng thành viên hay để bổ khuyết sẽ là khoảng thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của người đương nhiệm hoặc người tiền nhiệm.

3. Nhân viên sau khi đã mãn nhiệm hoặc thoái nhiệm cũng vẫn phải tiến hành các công việc cho đến khi người kế nhiệm nhậm chức.

( Bổ sung thành viên, hội viên)

Điều 15: Hội viên mới được bổ sung trong trường hợp thiếu một phần ba trong số những người điều hành hoặc giám sát.

(Bãi nhiệm)

Điều 16: Khi nhân viên thuộc vào một trong các mục sau sẽ có thể bị bãi nhiệm dựa trên nghị quyết của Cuộc họp toàn thể. Trong trường hợp này,họ sẽ có cơ hội giải thích trước khi đưa ra nghị quyết.

• Khi được xác nhận là không thể tiếp tục công việc vì tình trạng sức khỏe.

• Khi vi phạm về quyền hạn và nghĩa vụ.

( Lương bổng)

Điều 17: Ủy viên không được hưởng lương.

2. Ủy viên được hoàn lại phí cần thiết để thực hiện công việc.

3. Những điều khoản cần thiết liên quan đến mục trên, sẽ được người đại diện ủy viên quy định cụ thể thông qua nghị quyết của Cuộc họp toàn thể.



CHƯƠNG 4: CUỘC HỌP TOÀN THỂ

( Phân loại)

Điều 18: Cuộc họp toàn thể của Tổ chức gồm những cuộc họp thường kỳ và bất thường.

( Thành lập Cuộc họp toàn thể)

Điều 19: Cuộc họp toàn thể được cấu thành bởi các hội viên chính thức.

( Quyền hạn và chức năng)

Điều 20: Cuộc họp toàn thể nghị quyết về những điều sau:

• Thay đổi điều lệ hoạt động của tổ chức

• Giải tán

• Hợp nhất với tổ chức khác

• Lập kế hoạch công việc, dự toán thu chi và thay đổi những nội dung đó.

• Báo cáo về công việc và quyết toán thu chi

• Bổ nhiệm,bãi nhiệm nhân viên và phân nhiệm vụ

• Phí gia nhập hội và hội phí

• Vay tiền (trừ tiền vay ngắn hạn trả bằng khoản thu trong năm đó),có trách nhiệm với các khoản tiền vay và đối với các khoản tiền cho vay có khả năng không nhận hoàn lại.

• Tổ chức và vận hành Ban văn phòng

(10) Các điều khoản quan trọng liên quan đến công tác vận hành khác.

( Tổ chức Cuộc họp toàn thể )

Điều 21: Cuộc họp thường kỳ được tổ chức một năm một lần.

2. Cuộp họp bất thường được tổ chức trong các trường hợp sau:

• Khi những ủy viên thấy cần thiết.

• Khi có hơn một phần năm hội viên chính thức có yêu cầu mở cuộc họp bằng văn bản có ghi mục đích.

• Khi Giám sát triệu tập theo quy định điều 13,mục 5 khoản 4.

( Triệu tập)

Đều 22: Trừ trường hợp trong mục 2, khoản 3 trong điều trên thì Cuộc họp toàn thể sẽ được triệu tập bởi người đại diện uỷ viên.

2. Trong vòng 30 ngày từ khi có yêu cầu theo khoản 1, 2 mục 2,điều trên thì người đại diệu ủy viên sẽ phải triệu tập Cuộc họp toàn thể.

3. Trước cuộc họp ít nhất 5 ngày,phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ những điều sẽ thẩm nghị, mục đích, địa điểm, thời gian của cuộc họp.

( Chủ tọa cuộc họp)

Điều 23: Chủ tọa cuộc họp sẽ được chọn trong số những hội viên chính thức có mặt trong cuộc họp đó.

( Số người quy định)

Điều 24: Nếu không có sự tham dự của hơn nửa số hội viên chính thức, Cuộc họp toàn thể sẽ không được triển khai.

(Nghị quyết)

Điều 25: Nội dung nghị quyết trong Cuộc họp toàn thể là những điều được thông báo theo mục 3 điều 22. Các vấn đề khẩn cấp vẫn có thể được đưa ra trong cuộc họp mà không phải tuân theo quy định trên.

2. Những nghị quyết của Cuộc họp toàn thể được thông qua theo Quy tắc và biểu quyết của hơn nửa số hội viên chính thức tham dự. Nếu ý kiến phủ quyết và biểu quyết ngang nhau,chủ tọa sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Những thành viên được lợi hay bị tổn thất từ nghị quyết sẽ không được quyền tham gia nghị quyết.

(Biểu quyết bằng văn bản)

Điều 26: Vì lý do bất khả kháng,hội viên chính thức không thể có mặt trong Cuộc họp toàn thể có thể biểu quyết bằng văn bản.

2. Trường hợp này, theo mục 2 điều trên thì hội viên chính thức đó sẽ được xem như có mặt trong Cuộc họp toàn thể.

(Biên bản cuộc họp)
Điều 27: Các hạng mục cần có trong biên bản cuộc họp:

• Ngày giờ và địa điểm

• Tổng số hội viên và những hội viên tham dự (ghi rõ số hội viên biểu quyết bằng văn bản)

• Những hạng mục cần thảo luận và hạng mục quyết định

• Tóm tắt nội dung và kết quả cuộc họp

• Chọn người xác nhận biên bản cuộc họp

2. Biên bản cuộc họp phải được ít nhất 2 người gồm Chủ tọa và người xác nhận biên bản đóng dấu



CHƯƠNG 5: CUỘC HỌP CỦA ỦY BAN

(Thành phần tham dự)

Điều 28: Thành phần tham dự gồm những ủy viên của Tổ chức.

( Quyền hạn và chức năng)

Điều 29: Ngoài nội dung ghi trong Quy tắc, cuộc họp có thể quyết định những hạng mục sau:

• Những hạng mục cần thảo luận trong Cuộc họp toàn thể

• Những hạng mục liên quan đến việc thực hiện nghị quyết của Cuộc họp toàn thể

• Những hạng mục khác liên quan đến việc thực thi công việc của Tổ chức mà không cần nghị quyết trong Cuộc họp toàn thể.

(Tổ chức cuộc họp)

Điều 30: Cuộc họp của những ủy viên sẽ được mở trong những trường hợp sau:

(1) Khi đại diện các ủy viên cho là cần thiết

(2) Khi có hơn một phần ba tổng số ủy viên yêu cầu mở cuộc họp bằng văn bản có ghi mục đích.

( Triệu tập)

Điều 31: Cuộc họp của những ủy viên do đại diện ủy viên triệu tập.

2. Trong vòng 10 ngày, kể từ khi có yêu cầu theo khoản 2 điều trên, người đại diện ủy viên phải triệu tập cuộc họp.

3. Trước cuộc họp ít nhất 5 ngày, phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ thời gian, địa điểm, mục đích và những điều đưa ra thẩm nghị của cuộc họp.

( Chủ tọa cuộc họp)

Điều 32: Chủ tọa của cuộc họp được chọn trong số những ủy viên

(Nghị quyết)

Điều 33: Các nghị quyết trong cuộc họp sẽ được thông qua nếu có hơn nửa số phiếu biểu quyết. Ngoài ra, những hạng mục cần đưa ra thảo luận trong Cuộc họp toàn thể phải có sự đồng ý của hơn hai phần ban số người điều hành.



CHƯƠNG 6: NGUỒN VỐN, QUYẾT TOÁN

VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

( Nguồn vốn)

Điều 34: Nguồn vốn của Tổ chức pháp nhân này gồm các mục sau:

• Nguồn vốn ghi trong mục lục tài sản lúc mới thành lập

• Phí gia nhập hội và hội phí

• Tiền quyên góp, tiền và vật phẩm đóng góp

• Các khoản lợi tức từ tài sản

• Những thu nhập trong quá trình hoạt động

• Các thu nhập khác

( Quản lý nguồn vốn)

Điều 35: Nguồn vốn của Tổ chức pháp nhân này do người đại diện ủy viên quản lý. Phương thức quản lý được người đại diện ủy viên quy định cụ thể thông qua nghị quyết của Cuộc họp toàn thể.

( Chi trả kinh phí)

Điều 36: Kinh phí của Tổ chức pháp nhân này được chi trả bằng vốn của Tổ chức.

( Kế hoạch công việc và dự toán)

Điều 37: Kế hoạch công việc và ngân sách dự toán của Tổ chức pháp nhân này do người đại diện ủy viên lập ra và phải thông qua nghị quyết của Cuộc họp toàn thể.

(Phí dự phòng)

Điều 38: Phí dự phòng thuộc ngân sách dự toán được dùng chi trả cho các hạng mục phát sinh hay vượt ngoài dự toán.

2. Khi sử dụng phí dự phòng phải thông qua nghị quyết của Cuộc họp ủy ban.

( Dự toán tạm thời)

Điều 39: Mặc dù có quy định ở Điều 37, nhưng khi dự toán chưa được lập vì lý do bất khả kháng, người đại diện ủy viên có thể chi thu theo tiêu chuẩn dự toán của năm trước đó, cho đến khi dự toán được lập thông qua nghị quyết của Cuộc họp ủy ban.

2. Những khoản chi thu nêu trên được coi là những khoản chi thu trong dự toán sẽ được lập mới.

( Bảng báo cáo công việc và quyết toán)

Điều 40: Trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc mỗi năm hoạt động, người đại diện điều hành sẽ phải soạn thảo bảng báo cáo hoạt động, bảng quyết toán thu chi, bảng đối chiếu công nợ, mục lục tài sản, và phải nhận sự giám sát, kiểm tra của người Giám sát,cũng như phải được thông qua nghị quyết của Cuộc họp toàn thể.

( Năm hoạt động)

Điều 41: Năm hoạt động của Tổ chức pháp nhân này bắt đầu vào ngày 01 tháng 4 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm sau.



CHƯƠNG 7: BAN VĂN PHÒNG

(Sự thành lập)

Điều 42: Để xử lý các vấn đề của Tổ chức,Ban văn phòng được thành lập

2. Ban văn phòng gồm: Trưởng ban,nhân viên ban văn phòng, và các nhân viên văn phòng.

3. Theo nhu cầu công việc, người đại diện ủy viên có thể bổ nhiệm hoặc sa thải nhân viên văn phòng.

4. Các nhân viên văn phòng thi hành công việc theo sự chỉ đạo của Trưởng ban văn phòng.

5. Các nhân viên văn phòng có thể nhận lương. Ủy viên cũng có thể trở thành nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, số ủy viên trở thành nhân viên văn phòng không chiếm hơn một phần ba số người điều hành.

( Sổ sách và giấy tờ thường dùng)

Điều 43: Ngoài những giấy tờ được quy định trong Điều 28 của “Luật”, ở trụ sở chính phải luôn có các văn bản sau:

• Danh sách hội viên và giấy tờ liên quan đến việc thay đổi hội viên

• Sổ sách liên quan đến việc thu chi và chứng từ thanh toán



CHƯƠNG 8: SỬA ĐỔI QUY TẮC,

GIẢI TÁN VÀ HỢP NHẤT

( Sửa đổi quy tắc )

Điều 44: Khi Tổ chức pháp nhân này muốn sửa đổi quy tắc phải thông qua nghị quyết của hơn ba phần tư số hội viên chính thức có mặt trong Cuộc họp toàn thể, và phải được Cơ quan chủ quản chứng nhận trừ các hạng mục theo quy định điều 25, mục 3 của “Luật”.

( Giải tán)

Điều 45: Tổ chức pháp nhân này sẽ giải tán vì những lý do sau:

• Theo nghị quyết của Cuộc họp toàn thể

• Không có khả năng thực hiện theo đúng mục đích hoạt động phi lợi nhuận

• Số thành viên không đủ

• Hợp nhất với tổ chức khác

• Phá sản

• Cơ quan chủ quản hủy chứng nhận thành lập Tổ chức

2. Khi Tổ chức pháp nhân này giải tán theo khoản 1 điều trên thì phải được sự chấp thuận của hơn ba phần tư hội viên chính thức có mặt trong Cuộc họp toàn thể.

3. Khi giải tán vì lý do ở khoản 2,mục 1 phải được sự xác nhận của C ơ quan chủ quản .

Điều 46: Sau khi Tổ chức pháp nhân này giải tán,( trừ trường hợp phá sản hay hợp nhất với tổ chức khác),tài sản sẽ được xét theo quy định ở mục 3 điều 11 của “Luật”, đồng thời thông qua thông qua nghị quyết của hơn ba phần tư hội viên chính thức tham gia Cuộc họp toàn thể.

(Hợp nhất)

Điều 47: Khi Tổ chức pháp nhân này muốn hợp nhất,phải thông qua nghị quyết của hơn ba phần tư hội viên chính thức tham gia Cuộc họp toàn thể và được sự chứng nhận của Cơ quan chủ quản.



CHƯƠNG 9: CÁC QUY TẮC KHÁC

(Thông cáo)

Điều 48: Các thông cáo của Tổ chức pháp nhân này đều được đăng theo các báo tin tức của chính quyền.

( Ủy nhiệm)

Điều 49: Các quy định cụ thể,chi tiết về thi hành Quy tắc sẽ được người đại diện ủy viên quy định thông qua nghị quyết của Cuộc họp toàn thể.

Các quy tắc kèm theo

• Quy tắc này được thực thi kể từ ngày thành lập Tổ chức pháp nhân này.

• Dưới đây là danh sách các thành viên sáng lập tổ chức không liên quan đến quy định điều 12, mục 3,4. Nhiệm kỳ hoạt động được tính đến Cuộc họp toàn thể kế tiếp theo quy định điều 14,mục 1.


DANH SÁCH THÀNH VIÊN năm 2016:

Đại diện ủy viên:

NAKANISHI Hisao
(Giám đốc V-Heart tại Việt Nam , Giáoviên trường mẫu giáo – Chuyên viên phát triển tâm lý lâm sàng)

MAI ANH
(Chủ tịch công ty)

Ủy viên:

HAZAMA Noriko
(Người vẽ kiểu)

OHGA Akiko
(Giáo sư Đại học)

IMANISHI Yasuo
(Trước đây giáo viên trường trung học)

SHODOSHIMA Masanori
(Trưởng văn phòng Hội Hữu Nghị Việt –Nhật Osaka)

Giám sát:

TAMARU Nobutaka
(Ủy viên quản trị thường trực Liên hiệp Hữu nghị Việt Nhật phủ Osaka )

YASUMI Takao
( Chủ tịch hội giáo viên các trường khuyết tật phủ Osaka )


3. Dưới đây là các khoản Phí gia nhập hội và hội phí khi mới thành lập Tổ chức pháp nhân này, không liên quan đến quy định trong điều 8, mục 1,2:

• Hội viên chính thức: phí gia nhập hội là 1000 Yên, hội phí một năm là 3000 Yên.

• Hội viên hỗ trợ: Hội phí một năm là 3000 Yên.

• Kế hoạch hoạt động và dự toán thu chi khi mới thành lập của Tổ chức pháp nhân này được quyết định trong Cuộc họp thành lập, không liên quan đến quy định Điều 37.

• Năm hoạt động khi mới thành lập của Tổ chức này là từ ngày thành lập đến ngày 31 tháng 3 năm 2003, không liên quan đến quy định trong Điều 41.

• Quy tắc này thực thi từ ngày 21 tháng 6 năm 2015 (đã có sự chứng nhận của thống đốc phủ Osaka ).